Thấy gì qua những lời nói của Chủ tịch nước Việt Nam?

Cách đây gần 5 năm, khi tiếp xúc cử tri Quận 1, Sài Gòn, ông Trương Tấn Sang nói: "Chúng tôi rất xúc động và cũng cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của người dân...". Thế nhưng, nhìn lại 5 năm qua với vai trò Chủ tịch nước, ông đã làm được gì cho đất nước qua những phát biểu của ông?
Cái cúi đầu quá mức cần thiết của ông Trương Tấn Sang cho thấy sự thuần phục TQ của ông Sang

Điều kiện cần và đủ cho người lãnh đạo số 1?

Tôi nghĩ rằng ông Trọng hay ông Dũng, ông Sang hay ông Hùng, hay ngay cả tướng Trần Đại Quang, chỉ cần có tư duy thật mới mẻ, là sẽ bứt lên trước, bỏ xa các đối thủ, hoặc kéo luôn các đối thủ cùng theo mình, tất cả đến đích và được toàn dân hoan hô nhiệt liệt, ôm chặt vào lòng, cả thế giới dân chủ chào mừng lập tức và càng quý trọng nhân dân VN.
Tứ trụ triều đình



Quan chức Tây, quan chức Ta và ứng xử của giới chính khách

Phải nói là câu chuyện ông Chủ tịch tỉnh An Giang “kênh kiệu” làm tôi suy nghĩ hoài. Thái độ của ông (và của nhiều quan chức khác ở VN như đề cập ở dưới đây) khác quá xa so với thái độ và ứng xử của giới chính khách phương Tây. Chiều nay đọc được câu chuyện Tổng thống Obama bị chửi trên Twitter, chuyện ông thủ tướng Phần Lan phải ngồi trong toilet máy bay, tôi lại liên tưởng đến hành xử của ông chủ tịch tỉnh An Giang và các quan chức VN nói chung.
Chủ tịch tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh đã huy động 16 cơ quan vào cuộc để xử lí vụ cô giáo chê ông “kênh kiệu”!

“Trả lời như Chánh án Trương Hòa Bình thì tôi không cần phải chất vấn"

Trước cách trả lời lòng vòng của Chánh án Trương Hòa Bình, đại biểu Bùi Văn Xuyền bức xúc, đã đứng dậy chất vấn lại, “Trả lời như vậy tôi không thấy vai trò Chánh án ở đâu cả. Chánh án trả lời không đúng nội dung. Nếu trả lời như Chánh án Trương Hòa Bình thì có lẽ không cần phải trả lời. Cử tri bức xúc là phải 
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình bị ông Bùi Văn Xuyền nói thẳng: Chánh án trả lời như thế thì không cần phải trả lời.

Cái “đại cục” của Tập Cận Bình…

Đã bước sang ngày 15/11/2015 rồi mà hội nghị 13 của Đảng cộng sản chưa tổ chức được?! Ông Nguyễn Phú Trọng có lẽ còn đang bận lo câu chuyện “một vành đai, một con đường” mà ông tâm đắc chia sẻ với ngài Tập Cận Bình hôm ông Bình sang thăm Việt Nam. 
Ông Nguyễn Phú Trọng còn đang bận lo câu chuyện “một vành đai, một con đường” mà ông tâm đắc chia sẻ với ngài Tập Cận Bình. 

Nguyễn Phú Trọng thừa nhận Hoàng Sa và một phần Trường Sa thuộc Trung Quốc?!

Trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tập trung vào những vấn đề thiết thực để bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam khi nói chuyện với Tập Cận Bình, thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại sao lãng quyền lợi quốc gia, chỉ lo “vác tù và hàng tổng” tập trú vào chiến lược “Một vành đai, một con đường” phục vụ lợi ích của Trung Quốc. 
Sao lãng quyền lợi quốc gia, Nguyễn Phú Trọng tập trú vào phục vụ sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc
Thế là Tập Cận Bình đã kết thúc hai ngày thâm nhập Việt Nam. Trong hai ngày đó, ông ta đã lần lượt hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo Việt Nam: Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. Củng cố tình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt với Trung Quốc là sách lược sống còn. Tuy nhiên, hơn bất cứ nước nào, ta cần hết sức cảnh giác khi tiếp xúc với Trung Quốc. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bây giờ phải quán triệt sâu sắc phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Lắng nghe các buổi hội đàm để xem các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thể hiện tinh thần ấy thế nào?

Về chính trị, không mấy ai buồn nghe những khẩu ngữ vừa mông lung, vừa vô nghĩa như: “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng”, “tầm cao chiến lược”, “đại cục”…, người ta quan tâm đến lĩnh vực kinh tế và tình hình Biển Đông.

Khi bàn về kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều xoáy vào vấn đề nhức nhối hiện nay, vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại. “Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất đạt tiến triển mới phù hợp tiềm năng, trình độ của hai nước, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên; phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc trong chỉ đạo, điều phối, đưa những thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đi vào thực tế; thúc đẩy thương mại hai nước tăng trưởng bền vững, từng bước giảm nhanh nhập siêu của Việt Nam, tăng cường thương mại chính ngạch, quy phạm hóa và quản lý hiệu quả thương mại biên giới”.

Cũng như Thủ tướng, “Chủ tịch nước đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế – thương mại, đầu tư; đưa các thỏa thuận hợp tác này có tiến triển thực chất, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước phát triển theo chiều hướng cân bằng, bền vững trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau. Hai bên cần sớm có biện pháp hữu hiệu để hướng tới cân bằng cán cân thương mại Việt – Trung và tăng cường hợp tác đầu tư các dự án lớn tại Việt Nam tiêu biểu cho trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế trên một số lĩnh vực và tăng cường tin cậy, đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho nhân dân hai nước”.

Tiếp thu “huấn thị” nghiêm túc đó, Tập Cận Bình phải hứa (có thể là hứa hão): “Về hợp tác kinh tế, hai bên cần thúc đẩy hợp tác thiết thực, kết nối chiến lược phát triển; hợp tác về năng lực sản xuất giữa hai nước trong các lĩnh vực; thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác trọng điểm và các dự án tiêu biểu, cùng nhau tháo gỡ khó khăn để nâng cao hiệu quả của một số dự án hợp tác như Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy đạm Ninh Bình…; tăng cường hợp tác biên giới; tích cực giải quyết mất cân đối thương mại giữa hai bên; đi sâu hợp tác tiền tệ, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư song phương”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (một kẻ cơ hội) nâng ly chúc mừng người vừa tuyên bố “Biển Đông là của Trung Quốc”
Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng không hề đề cập đến vấn đề bức thiết ấy dối với quyền lợi dân tộc mà thề thốt “… thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác phát triển thực chất, cân bằng, hiệu quả. …thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với những nội dung phù hợp trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi”

Sao lãng quyền lợi quốc gia, Nguyễn Phú Trọng tập trú vào phục vụ sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Nhưng, “một vành đai, một con đường” là thế nào?

Một vành đai, một con đường sẽ đi qua ba lục địa Á – Âu – Phi, kết nối Trung Quốc, Trung Á, Nga và châu Âu (vùng Baltic); nối liền Trung Quốc với vịnh Persian và Địa Trung Hải qua Trung Á và Tây Á; kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Nó bao gồm Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (SREB) – được xây dựng dọc theo hành lang Âu – Á từ bờ biển Thái Bình Dương tới Baltic. Kế hoạch này thực sự là một phần của phản ứng với những sự tái liên minh chiến lược đã và đang diễn ra tại các nước láng giềng của Trung Quốc vài năm qua và sự tái cân bằng chiến lược của Mỹ với châu Á. Sáng kiến này không chỉ đơn thuần là phản ứng với sự tái cân bằng của Mỹ hay môi trường chiến lược thay đổi trong khu vực mà trước tiên là nhằm phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Trước mắt nó không thật cần thiết đối với Việt Nam.

Đất nước còn nghèo, tại sao Nguyễn Phú Trọng không nghĩ đến vấn đề bức thiết làm cho nhân dân sớm bớt khổ mà chỉ lo “vác tù và hàng tổng” và tận tụy phục vụ Bắc triều?

Sang đến vấn đề biển đảo. Lần này thì chủ tịch Trương Tấn Sang rất đáng hoan nghênh khi mở đầu buổi hội đàm ông đã đốp thẳng vào mặt đối phương: “Những năm gần đây, lòng tin về quan hệ hai Đảng, hai nước trong một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên đã bị suy giảm bởi những tranh chấp, bất đồng giữa hai nước về vấn đề trên biển cũng như việc một số thỏa thuận hợp tác giữa hai nước không được thực hiện đầy đủ. Bất đồng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông là thực tế, nhưng quan trọng nhất là hai bên phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt tình hình, phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, thông qua đàm phán giải quyết các mâu thuẫn một cách thỏa đáng, không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân; cùng nhau tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển của cả hai nước và của khu vực”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: “Hai bên cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao về vấn đề trên biển; nhất là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” bằng các hành động thực tế, nhất quán; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt – Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Duy trì hòa bình, ổn định và kiểm soát bất đồng trên biển; chân thành và thẳng thắn trao đổi, nghiên cứu vấn đề phi quân sự hóa ở Biển Đông; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân.

Vấn đề đau đáu lo cho dân sinh đang bị Trung Quốc tước đoạt tàn bạo, đòi phải “bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân”, không hề xuất hiện trong hội đàm của Nguyễn Phú Trọng mà chỉ thấy lơ mơ láng máng: “Kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không để vấn đề này ảnh hưởng quan hệ hai nước. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình…”

Không chỉ lơ mơ láng máng mà còn ngu xuẩn một cách tệ hại !

Sao lại ngửa tay xin được duy trì nguyên trạng một cách rất mơ hồ như vậy, Hoặc là phải nói rõ là nguyên trạng nào. Nguyên trạng theo đời Nhà Thanh của họ hay theo đời Nhà Nguyễn của ta, lúc ấy tất cả các bản đồ đều xác định cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Hoặc phải nói tạm thời chấp nhận hiện trạng. Trong ngữ cảnh ở đây, nói duy trì nguyên trạng có nghĩa là thừa nhận sự duy trì vĩnh viễn cái hiện trạng Trung Quốc đang chiếm đóng Hoàng Sa và tám đảo ở Trường Sa. Sự mơ hồ này cực kì nguy hiểm vì câu nói đó xuất phát từ miệng của vị đại diện cao nhất của Việt Nam. Không thể nói đây chỉ là khẩu thiệt vô bằng vì đã có ghi âm, ghi hình đàng hoàng. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang bị đối phương triệt để lợi dụng, câu nói này của Nguyễn Phú Trọng sẽ được bọn họ xem là bửu bối. Cho nên đây là tai họa lớn gấp nhiều lần mà Nguyễn Phú Trọng quàng thêm lên cổ đất nước, không biết làm thế nào để gỡ ra.

Rất may là cả Trương Tấn Sang lẫn Nguyễn Tấn Dũng không ai nói như Nguyễn Phú Trọng.

Sự mơ hồ Nguyễn Phú Trọng chỉ có thể giải thích bằng sự ngu xuẩn hoặc giả ngây giả ngô, làm nội ứng để xẻ thịt cắt da tổ quốc dâng cho giặc.

Xét các sai lầm nghiêm trọng đã thành hệ thống:

– Nhân danh Tổng Bí thư, không phán ánh đúng tinh thần Bộ Chính trị, tự tiện đưa ra chủ trương song phương hóa tranh chấp Biển Đông Việt Nam – Trung Quốc (xem bài viết ngày 22 tháng 10 năm 2015 “Ai phải chịu trách nhiệm đưa Trung Quốc xâm lấn Trường Sa?” trong thư viện online www.nguyenthanhgiang.com)

– Nhân danh Tổng Bí thư, không phản ánh đúng tinh thần Bộ Chính trị, tự tiện mời công an Trung Quốc vào chế ngự Việt Nam (xem bài viết tháng 5 năm 2013 “Mấy nghi vấn đối với bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc do ông Nguyễn Phú Trọng kí kết” trong thư viện trên).

– Nhân danh Tổng Bí thư, không phản ánh đúng tinh thần Bộ Chính trị, tự tiện thừa nhận Biển Đông của Việt Nam thuộc vào thành phố Tam Sa của Trung Quốc.

(v v…)

Đề nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN ra quyết định đình chỉ công tác để làm kiểm điểm, tiến tới truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Phú Trọng.

Hà Nội 10 tháng 11 năm 2015

Nguyễn Thanh Giang

Số nhà 5, ngõ 341 đường Trung Văn

Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội

Mobi: 0984 724 165

Nhân sự Đại hội 12 và tư duy chính trị của Đảng thế nào?

Tiến sỹ Vũ Cao Phan: Liên quan khả năng tác động của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, tôi xin khẳng định rằng, nước ngoài có muốn nhưng đâu có dễ gây áp lực? Song đề cập đến chuyến thăm của ông Tập Cận Bình thì tôi có một ngạc nhiên nho nhỏ: ông Tập chẳng cần rườm rà thay mặt người tương nhiệm Lý Khắc Cường mà đích thân hoan nghênh ông Nguyễn Tấn Dũng qua thăm Trung Quốc. Không rõ công luận và các giới thấy thế nào?
Ba ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh nâng ly chúc mừng “biển Đông là của Trung Quốc”

Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Tương quan nội bộ thay đổi lớn trước Hội nghị 11 về nhân sự khóa tới

Sau một số thất bại tại mấy Hội nghị Trung ương gần đây, được sự tác động, hậu thuẫn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hàng loạt quyết định nhân sự Việt Nam vừa qua được đưa ra cho thấy phe bảo thủ đã có những động thái chiến lược lấy lại sức mạnh và lực lượng để chuẩn bị cho giai đoạn quan trọng nhất có tính quyết định đối với nhân sự khóa 12 tới.
Chiều nay, 5/11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại phủ Chủ tịch
Trước tiên, hơn 50 trường hợp điều động công tác về địa phương hầu hết thuộc diện “người đằng mình”. Thậm chí nhiều cán bộ của Văn phòng Trung ương, trường Đảng, báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói, Đài Truyền hình Việt Nam cũng được huy động về ém dưới chức danh lãnh đạo thường trực tại một số tỉnh có địa bàn quan trọng khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ. Một số Ban chỉ đạo “chân không đến đất, cật không đến giời”, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội đều có “người đằng mình” cắm vào. Có lãnh đạo tổ chức đoàn thể khối đối ngoại (ủy viên Trung ương) đã bị Thủ tướng ký quyết định nghỉ hưu năm ngoái (vì quá nhiều tuổi) nhưng vẫn được Tổ chức Đảng bật đèn xanh cho ở lại để chuẩn bị đại hội cơ sở. Số nhân sự nói trên đóng vai trò là lực lượng hậu bị hùng hậu bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo Trung ương và các địa phương và đặc biệt sẽ là nguồn phiếu dồi dào làm loãng bất cứ nhóm nào được sự ủng hộ của Ban Chấp hành.

Những Ban Đảng quan trọng được chuẩn bị nhân sự đều là “người đằng mình”: Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận, Nội chính, Kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng. Hàng ngũ tư lệnh, chính ủy các quân binh chủng, quân khu, quân đoàn, học viện, nhà trường thuộc diện “người đằng mình” đều được Tổ chức gọi đi các lớp lãnh đạo dự nguồn. Nhân sự lãnh đạo TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã xong và đều có thâm niên hoạt động Đoàn, Đảng. Rất quan trọng là lãnh đạo Công an, Quốc phòng, Tuyên giáo thì nhìn vào sắp xếp nhân sự mới đây, người ta có thể đoán ngay ra.

Danh sách đề xuất mở rộng nhân sự cho Bộ Chính trị vẫn được giữ bí mật nhưng qua chuẩn bị nhân sự ráo riết gần đây, không khó để nhận ra “người đằng mình” chiếm đa số.

Về cơ cấu: các Ban Nội chính, Kinh tế, Văn Phòng Trung ương và đặc biệt Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (trường Đảng) được đề xuất có ghế trong Bộ chính trị. Một số tỉnh, thành, ngành quan trọng có quyết định cho tăng ghế trong Trung ương khóa tới thì đều đã được "gia cố" chắc chắn. Nhiều cơ quan thuộc ngành tư pháp, bộ quan trọng và cơ quan ngang bộ trước đây là sân riêng của các nhóm lợi ích thì nhân sự  đã có dấu hiệu trở cờ, đổi bên.

Với việc mở rộng số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương (lên đến 290) khóa tới, lực lượng trước đây ủng hộ phe cải cách đang bị pha loãng và phân hóa. Dù tại các Hội nghị trước, phe cải cách chiếm thế thượng phong, song hiện gặp khó khăn là thiếu lực lượng hậu bị và mất dần các địa bàn chiến lược, đó là chưa kể nhiều thành phần đã có biểu hiện dao động, đổi bên. Tình hình tương quan lực lượng cho thấy phe bảo thủ xem ra đã chiếm thế thượng phong trước thềm hội nghị Trung ương 11 sắp được triệu tập có tính chất cực kỳ quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội 12 diễn ra vào tháng 1 năm 2016.

Những khuôn mặt trong đoàn tháp tùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Đặc biệt, với kế hoạch về hợp tác công tác đảng giữa hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đạt được trong chuyến đi của ông Tổng vừa qua, Trung Quốc sẽ cung cấp những hỗ trợ được cho là quan trọng để tăng cường sự lãnh đạo của đảng anh em. Giới phân tích cho rằng sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc, ngoài dành cho các công tác đảng thuần túy, còn đặt trọng tâm vào lĩnh vực then chốt là bảo vệ và xây dựng đảng cũng như đáp ứng nhu cầu của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số nguồn lực thiết yếu. Với kế hoạch này, các nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam còn sâu và rộng hơn nhiều so với những gì Đảng Cộng sản Liên Xô trong quá khứ từng có với Đảng Cộng sản Việt Nam. "Hợp tác Đảng" đã, đang và sẽ tiếp tục là kênh quan trọng nhất mà Trung Quốc khai thác triệt để nhằm duy trì ảnh hưởng toàn diện, thường xuyên, lâu dài đối với Việt Nam.

Cũng trong chuyến đi, một vài nhân vật đã nhận được sự hậu thuẫn đặc biệt mạnh mẽ của Trung Quốc, có thể sẽ nắm những chức vụ rất cao tại Đại hội 12. 

Biên tập lại từ  © Blog Cầu Nhật Tân 11/04/2015.

Lịch trình chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình

Ngày mai 5/11/2015, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam đến ngày 6-11-2015 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chuyến thăm được dư luận và giới truyền thông trong và ngoài nước đặc biệt chú ý. Dưới đây là chương trình dự kiến.


Ai phải chịu trách nhiệm trong việc Trung Quốc tiếp tục xâm lấn Trường Sa?

Dưới đây là nội dung lá thư do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang viết gửi Trung ương Đảng ngày 22/10/2015 về tư chất của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật mà theo ông được xem như "Lê Chiêu Thống thời hiện đại" và việc đặt ông Trong vào ghế Tổng Bí thư là "sai lầm nghiêm trọng nhất" của Trung ương Đảng Cộng sản.
Kính gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 

Trong những sai lầm mà ĐCSVN phạm phải, việc đưa Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư thuộc loại sai lầm nghiêm trọng nhất.

Tôi đã viết như sau trong bài “Lại nói về nguy cơ Lê Chiêu Thống hiện đại”, công bố ngày 20 tháng 4 năm 2013:

“Tổng Bí thư không học và chưa hề trải nghiệm thực tế lĩnh vực khoa học và công nghệ nói chung và nông nghiệp nói riêng; không học và chưa trải nghiệm thực tế về kinh tế-tài chính… Ông chỉ có một mớ sách Mác - Lênin cổ lỗ sĩ với một tệp văn kiện, diễn văn viết theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

(Tôi gọi ông là cậu ấm hiện đại, làm nghề cạo giấy. Cái mác giáo sư – tiến sỹ ông được gắn chẳng qua chỉ là trời ơi đất hỡi. Để làm được một luận văn khoa học nghiêm túc người ta không chỉ phải thiên kinh vạn quyển mà phải lăn lưng vào thực tế kiệm nghiệm để thu thập số liệu riêng của mình. Ông xào xáo không biết được mấy trang sách rồi đem cái giấy giới thiệu của ĐCSVN sang trường Đảng CSLX thì không thầy nào không thể không phê “otlichno” mặc dù chỉ người đọc thông viết thạo là có thể viết được luận văn kiểu ấy)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tình hình Biển Đông không có gì mới (?!)

Những phát ngôn ấn tượng gây sốc nghị trường năm 2015 ( phần 3)

Kỳ họp thứ X - kỳ họp cuối của Quốc hội khóa XIII đang diễn ra. Như thông lệ, tôi lại tập hợp các phát ngôn ấn tượng của các ĐBQH. Lưu ý rằng, tiêu chí lựa chọn phát ngôn ấn tượng của tôi bao gồm cả những phát ngôn hay, phát ngôn sâu sắc, phát ngôn có trách nhiệm cao và cả những phát ngôn chưa hay, phát ngôn thiếu thực tế, phát ngôn gây bão trong dư luận,... Những phát ngôn ấn tượng tôi lựa chọn theo trình tự thời gian. Không phân biệt, xếp loại theo các tiêu chí tôi nêu trên. 
Ông Phùng Quang Thanh (Đại tướng - Bộ trưởng Quốc phòng, ĐBQH đoàn Hưng Yên): “Như vậy nội bộ mất ổn định, bên ngoài sẽ thừa cơ lật đổ chế độ. Mất đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất”.

Công an Hà Nội hối lộ gái và tiền cho ông Tô Huy Rứa để chạy chức

Trước kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố, hầu hết các chức danh của Hà Nội đều đã được định đoạt. Một trường hợp trong số đó là ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an quận Tây Hồ, người bị phanh phui đã cùng bộ sậu Công an Hà Nội hối lộ ông Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương bằng gái và tiền để chạy chức phó giám đốc công an Hà Nội. Mời quý bạn đọc tham khảo toàn bộ nội dung lá đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Nam gửi đến Văn phòng Thành ủy (có bản scan đính kèm):
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an quận Tây Hồ (phải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

Kính gửi:    - Ông Bí thư Thành ủy Hà Nội,
                     - Ông Bộ trưởng Bộ Công an,
                     - Ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
                     - Ông Thường trực Ban Bí thư Trung ương,
                     - Ông Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND,
                     - Ông Chánh Thanh tra Bộ.

Tôi là Nguyễn Văn Nam, cán bộ Công an quận Tây Hồ xin báo cáo các đồng chí lãnh đạo một việc như sau:

Phùng Quang Thanh, Phạm Quang Nghị lo cho Trung Quốc

"Nếu các uỷ viên trung ương đảng CSVN không đủ bản lĩnh để gạt bỏ những kẻ sẵn sàng cam tâm vì chức quyền mà phục vụ Trung Quốc như Phùng Quang Thanh, Phạm Quang Nghị. Con đường đổi mới, canh tân, hội nhập thế giới của Việt Nam ắt sẽ phải lùi xa hàng thập kỷ nữa. Viễn cảnh một dân tộc Việt lụi tàn ý thức bảo vệ lãnh thổ, băng hoại đạo đức đang rõ rệt như ngày sẽ càng rõ rệt hơn nữa ở nhiệm kỳ tới đây".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm gì cho Nhân dân và Đất nước?

Lá thư của tác giả Nguyễn Thanh Giang sống tại Hà Nội gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được đăng tải trên mạng với nhiều nội dung khiến cho bất cứ ai là người Việt phải suy nghĩ về ông Nguyễn Phú Trọng. Đến nỗi có một bạn đọc bình luận rằng, ông Nguyễn Phú Trọng làm được rất nhiều việc, đó là việc kéo đất nước trì trệ tụt hậu và "mở cửa" cho Phạm Quang Nghị, Phùng Quang Thanh ngoi lên. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng nguyên văn nội dung bức thư này.

Thân Tàu

Trong chính trường Việt Nam, hình như thời nào cũng có một nhóm thân Tàu, và nhóm này tồn tại bên cạnh các thế lực thân một vài ngoại bang khác. Thế lực thân Tàu có vẻ rất ngang nhiên, không thấy xấu hổ, và cũng chẳng cần dấu giếm. Họ làm thơ ca tụng Tàu và Mao Trạch Đông (một kẻ giết hàng triệu người). Họ tôn sùng Tàu như là mẫu quốc. Thấp hơn chút, họ xem Tàu là bạn. Chẳng hạn như trong một lá thư của ba ông giáo sư lưu hành trên mạng mới đây, họ chỉ trích phát biểu “hữu nghị viển vông” của ngài Thủ tướng, và lớn tiếng cho rằng Thủ tướng làm phương hại đến tình hữu nghị Việt Trung! 
Bất cứ ai có chút suy nghĩ mà đọc lá thư của ba vị này thì sẽ thấy rất … tâm tư. Ba người tỏ ra rất bảo thủ, giáo điều, và thờ Mác Lê Mao đến cùng. Họ xem Tàu cộng là “anh em một nhà”. Đa số người Việt không ưa Tàu cộng, và xem Tàu là một mối đe doạ thường trực (theo một điều tra xã hội mới đây) chắc có vấn đề với cái nhìn về Tàu của 3 ông giáo sư này. Tôi nghĩ hàng vạn gia đình có người hi sinh trong trận 1979, hay trận Gạc Ma, thì khó mà xem Tàu là anh em được. Anh em mà như thế thì ai cần thêm kẻ thù?

Nhưng ba ông giáo này không phải là trường hợp cá biệt. Trước đó, có một ông đại tá phó giáo sư tiến sĩ cũng dành cho Tàu nhiều câu rất ưu ái: “Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ” (Trích phát biểu nổi tiếng của Trần Đăng Thanh). Ông này có lẽ nói đúng, nhưng chưa đủ, vì ông chưa nói chính Tàu đã chiếm đất ta, chiếm đảo ta, và giết hàng vạn lính của ta. Thật tiếc là ông chỉ nói 1 chiều!

Ngay cả đồng nghiệp của ông đại tá kia là ngài đại tướng Phùng Quang Thanh cũng ưu ái dùng chữ “bạn” cho Tàu. Cách đây không lâu, khi sang phó hội bên Tàu, ngài tướng 4 sao này nói “Bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị” (1). Tôi nghĩ chắc chắn ông nói đúng: Tàu tiếp ông rất trọng thị. Nhưng ngay sau khi họ tiếp ông thì ngư dân ta bị quân đội của chúng quấy nhiễu và cướp tài sản.
Đại tướng Phùng Quang Thanh với câu phát biểu nổi tiếng: "Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc"

Đơn tố cáo ông Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao

Trước một số nguồn thông tin khả tín về việc ông Trương Hòa Bình - Chánh án TAND Tối cao sẽ về "chấp chưởng" ghế Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh, BBT xin giới thiệu lại lá đơn tố cáo của anh Nguyễn Đăng Sơn từ hơn 1 năm trước. Không lạ khi vị trí Bí thư Thành ủy đã được ông Trương Hòa Bình khẳng định từ hơn một năm về trước...
ông Trương Hòa Bình, Chánh án tòa án Nhân dân tối cao
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN KIẾN NGHỊ VỀ ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG HÒA BÌNH

Kính gửi: Bộ Chính trị

Đồng chí Trương Hòa Bình về Tòa án đã được mấy năm đủ để chúng tôi hiểu rõ và đầy đủ về đồng chí Bình. Nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an, nhưng không hiểu tại sao, đồng chí Trương Hòa Bình hầu như không biết gì về điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và công tác phòng chống tội phạm. Mỗi khi họp liên ngành Tòa án - Viện kiểm sát - Công an, cán bộ tòa án chúng tôi cảm thấy rất ngượng bởi đồng chí Trương Hòa Bình phát biểu lung tung, nói sai thuật ngữ chuyên môn, trái với Luật tố tụng hình sự và chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước. Còn khi đồng chí Trương Hòa Bình làm việc với Tòa Hình sự, anh em chỉ biết nhìn nhau mà không dám cười, đành bảo nhau, chánh án có quyền, nên nói gì thì nói, còn chúng ta phải dựa vào luật mà làm, không thể đứng trên luật hay trái luật được.

Ai sẽ là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh?

Ông Lê Thanh Hải tiếp tục chỉ đạo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh trong thời gian chờ Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự bầu chức danh Bí thư Thành ủy. Theo một số nguồn tin, người sẽ về ngồi ghế Bí thư Thành ủy sẽ là ông Trương Hòa Bình, hiện đang là Chánh án Tòa án Tối cao.
Từ thời gian nửa nhiệm kỳ, ông Trương Hòa Bình bắt đầu tất bật công tác viếng thăm hậu trường, sau khi thất bại ở một số vị trí béo bở hơn, đích cuối ông nhắm tới là ghế Bí thư Thành ủy TPHCM
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản thông báo ông Lê Thanh Hải tiếp tục chỉ đạo Thành ủy, trong khi ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy điều hành hoạt động của Thành ủy.
Nụ cười nhẹ nhõm của ông Nguyễn Thiện Nhân

Nụ cười nhẹ nhõm của ông Nguyễn Thiện Nhân

Nụ cười của ông Nhân rất tươi, rất thanh thản
Ngày 3/10/2015 là một ngày đáng nhớ của ông Nguyễn Thiện Nhân. Tại trụ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) ông Nhân cùng ban lãnh đạo MTTQ trang trọng chào đón ông Trần Thanh Mẫn đến nhận nhiệm vụ mới.

Nụ cười của ông Nhân rất tươi, rất thanh thản.

Từ nay công việc chính của ông Nhân đã có người gánh vác. Ông Nhân có thể an tâm tư tưởng để sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được tổ chức giao phó.

Nhớ lại ngày nào của năm trước, khi ông Nguyễn Thiện Nhân được điều động về MTTQVN làm chủ tịch.


Chân dung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Nhìn lại sau gần 5 năm ông Trương Tấn Sang giữ chức vụ Chủ tịch nước, ông đã để lại những dấu ấn gì? 

Trước hết nhìn thấy ở khía cạnh tích cực, ông là người có phản ứng nhanh nhạy với mọi công việc, có tác phong sát cơ sở, tiếp cận nhiều tầng lớp với thái độ thân mật, cởi mở, vì vậy đã giúp ông nắm được những thông tin về tâm tư nguyện vọng của nhân dân và cán bộ chiến sỹ. Trong vai trò đối ngoại ông đã đi thăm hàng chục nước, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nga, tiếp kiến nhiều nguyên thủ đến thăm nước ta. Nhìn chung ông thể hiện được vai trò người đứng đầu nhà nước, tuy chưa đạt mức độ xuất sắc nhưng tóm lại là khá tròn vai. Các hình ảnh của ông với nước ngoài được giới truyền thông trong nước đưa tin kịp thời và đầy đủ. Đối nội ông cũng thể hiện được là người quan tâm đến phát triển đất nước. Qua các cuộc đi địa phương ông quan tâm tới sự phát triển của các tỉnh và cho nhiều ý kiến chỉ đạo như công việc của thủ tướng đã và đang làm. Ông cũng quan tâm tới người nghèo, người được hưởng chính sách và tặng quà theo phong cách như Bác Hồ trước đây. Vì vậy, ông luôn luôn được các tỉnh, các đơn vị đón tiếp long trọng và chu đáo đối với vị Chủ tịch nước đương nhiệm

Song trong những điều ông làm nêu ở trên, dư luận của giới hiểu biết tình hình nước nhà chỉ ra những nhược điểm của ong, nếu ông thấy được để sửa thì quý biết mất cho vận nước, đó là:

Trong các cuộc tiếp xúc, dù cá nhân hay nhiều người ông thể hiện tính mỵ dân, nói nhiều điều coi là xâu xa của xã hội đương đại để thể hiện mình là người hiểu tình hình, "thông cảm" với bà con, nhưng cơ chế này mình ông không làm được gì. Trong những câu chuyện như vậy, khi tiếp xúc với giới trí thức, giới lãnh đạo cũ, ông tán thưởng những ý kiến trái chiều của họ và khéo lái câu chuyện chê bai chính phủ và hướng tới sự ủng hộ quan điểm "cải cách" của ông (thực tế là ông không gợi được cải cách gì - chủ yếu là ủng hộ ông là chính).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 1 – TPHCM đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 1 sáng ngày 12/10/2015, vẫn những câu từ mỵ dân không mới

Phiếm: Nói chuyện với hồn thiêng Nguyễn Bá Thanh

Đôi lời: Đại hội 12 gần kề, nhưng dường như phần nhân sự vẫn chưa quyết định. Có lẽ anh Ba, anh Tư và anh Phúc… hiện đang quyết liệt tranh giành cái ghế cao nhất, nên anh Bá Thanh, cho dù đã “ngủm củ tỏi” rồi nhưng vẫn còn lo lắng đến độ phải hiện hồn về để giúp anh Ba, đánh anh Tư và anh Phúc?! Tội nghiệp anh Bá Thanh, lo lắng quá độ mà quên cả chuyện thăm hỏi vợ con hiện còn đang ở trần thế, từ lúc hiện hồn về cho tới lúc hồn bay đi, đã phải liên tục minh oan cho anh Ba, tấn công anh Tư và anh Phúc…

Kính mời bà con đọc bài viết của người có nick Người Đà Nẵng, kể chuyện người này đã trò chuyện với “hồn thiêng” của ông Nguyễn Bá Thanh về nhân sự ĐH Đảng 12 như thế nào.
Cả nước có thể đã nguôi cơn đau vì sự ra đi đường đột của Nguyễn Bá Thanh, với người Đà Nẵng thì anh vẫn còn luôn bên cạnh họ, họ coi anh là Thần hoàng Đà Nẵng
Trong dịp tháng 7 âm lịch vừa rồi, cũng là 7 tháng anh vĩnh biệt cõi trần, chúng tôi đi gọi hồn Nguyễn Bá Thanh. Nhờ một người có khả năng đặc biệt mà trong cõi tâm linh gọi là “ghế” chịu khó mới mời được hồn thiêng của Nguyễn Bá Thanh.