Chân dung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Nhìn lại sau gần 5 năm ông Trương Tấn Sang giữ chức vụ Chủ tịch nước, ông đã để lại những dấu ấn gì? 

Trước hết nhìn thấy ở khía cạnh tích cực, ông là người có phản ứng nhanh nhạy với mọi công việc, có tác phong sát cơ sở, tiếp cận nhiều tầng lớp với thái độ thân mật, cởi mở, vì vậy đã giúp ông nắm được những thông tin về tâm tư nguyện vọng của nhân dân và cán bộ chiến sỹ. Trong vai trò đối ngoại ông đã đi thăm hàng chục nước, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nga, tiếp kiến nhiều nguyên thủ đến thăm nước ta. Nhìn chung ông thể hiện được vai trò người đứng đầu nhà nước, tuy chưa đạt mức độ xuất sắc nhưng tóm lại là khá tròn vai. Các hình ảnh của ông với nước ngoài được giới truyền thông trong nước đưa tin kịp thời và đầy đủ. Đối nội ông cũng thể hiện được là người quan tâm đến phát triển đất nước. Qua các cuộc đi địa phương ông quan tâm tới sự phát triển của các tỉnh và cho nhiều ý kiến chỉ đạo như công việc của thủ tướng đã và đang làm. Ông cũng quan tâm tới người nghèo, người được hưởng chính sách và tặng quà theo phong cách như Bác Hồ trước đây. Vì vậy, ông luôn luôn được các tỉnh, các đơn vị đón tiếp long trọng và chu đáo đối với vị Chủ tịch nước đương nhiệm

Song trong những điều ông làm nêu ở trên, dư luận của giới hiểu biết tình hình nước nhà chỉ ra những nhược điểm của ong, nếu ông thấy được để sửa thì quý biết mất cho vận nước, đó là:

Trong các cuộc tiếp xúc, dù cá nhân hay nhiều người ông thể hiện tính mỵ dân, nói nhiều điều coi là xâu xa của xã hội đương đại để thể hiện mình là người hiểu tình hình, "thông cảm" với bà con, nhưng cơ chế này mình ông không làm được gì. Trong những câu chuyện như vậy, khi tiếp xúc với giới trí thức, giới lãnh đạo cũ, ông tán thưởng những ý kiến trái chiều của họ và khéo lái câu chuyện chê bai chính phủ và hướng tới sự ủng hộ quan điểm "cải cách" của ông (thực tế là ông không gợi được cải cách gì - chủ yếu là ủng hộ ông là chính).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 1 – TPHCM đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 1 sáng ngày 12/10/2015, vẫn những câu từ mỵ dân không mới
Trong các cuộc tiếp xúc của ông đối với cử tri thành phố Hồ Chí Minh hoặc các hội, câu lạc bộ, ngoài ý tứ mỵ dân, bức xúc về chống tham nhũng,  ông lồng vào những câu nói ám chỉ nội bộ - như phải kỷ luật đồng chí X, một đám sâu,... những người thọc gậy bánh xe - hai Đ. phải mở được vụ án "Chu Vĩnh Khang" ở Việt Nam. Ông ghi trong sổ tang bà Võ Thị Thắng với ẩn ý trong Bộ Chính trị có ai đó đã vùi dập, ám hại bà Võ Thị Thắng, ông ở Bộ Chính trị lúc đó chắc ông phải hiểu hơn ai hết. Nếu Bộ Chính trị không kịp thời dập ngay nhóm cán bộ Tổng cục II quân đội tạo dựng vụ T4 thì hỏi bà Thắng sẽ ra sao? điều ông ghi trong sổ tang chỉ để lấy lòng ông Thuận, chồng bà Võ Thị Thắng mà thôi, nhưng ý tứ trong lời nói của ông không phải là vô tình mà đều có chủ đích vào một địa chỉ nào đó. Trong những ngày gần đây khi ông dự các Hội nghị Tổng kết thi đua của các Bộ ngành, ông thẳng thừng phê phán chính phủ và chỉ đạo các bộ phải làm rõ "nợ công" rồi "người lãnh đạo phải biết gương mẫu", điều đó không phải để chỉ đạo các Bộ mà địa chỉ là chính phủ.

Một số cán bộ đã nghỉ hưu nhưng có kiến thức hoặc cá nbộ của các ban Đảng và doanh nghiệp lớn được ông thường xuyên cho đến nhà ăn cơm, ông đều tranh thủ ý kiến của họ về tương lai của ông và gợi hỏi thông tin. Tuy ông nêu cụ thể vào một người cụ thể, nhưng trong câu gợi hỏi của ông đều hiểu là ông đang tìm kiếm thông tin tiêu cực của một Ủy viên Bộ Chính trị hoặc một số ông Bộ trưởng phục trách lĩnh vực kinh tế.

Được biết ông lấy thông tin nội bộ từ nhiều nguồn không chính thống ở những người được ông giao việc lấy tin, như ông Vũ Đức Đam, ông muốn ở VPCP, nhóm công an như Vũ Hải Triều, Bùi Quảng Ba, Trần Văn Thành, Nguyễn Khánh Toàn... ông còn chỉ thị BCA cấp kinh phí, phương tiện cho số người này để làm việc với ông, đặc biệt ông sử dụng Vũ Hải Triều (còn gọi là tướng đầu bạc, nguyên phó tổng cục trưởng an ninh) đưa tin xấu về người này người kia.

Ở TPHCM, ông sử dụng nhóm ông Thuận nguyên phó văn phòng quốc hội và số luật sư đồng môn với ông để cổ vũ và tung tin nói xấu về đồng chí X. Ông cũng không quên lấy tin từ ông Huy tổng cục trưởng Tổng cục II quân đội về tình hình tiêu cực nội bộ (cơ quan này trước đây đã báo cáo tin về ông làm việc cho CIA). Gần đây, ông đã gửi thư yêu cầu Ban Bí thư, Ban Chống tham nhũng TW, BCA đòi phải xử lý một số giám đốc ngân hàng nhà nước và số doanh nghiệp ông liệt vào danh sách những người thân thủ tướng.

Ông có quan hệ trên mức thân thiết với bà Đặng Thị Hoàng Yến, khi Yến bị phế truất ĐBQH thì chạy trốn sang Mỹ, ông thông qua các mối quan hệ của ông với vợ chồng Đặng Văn Thành, giám đốc 1 ngân hàng là người Hoa ở TPHCM cung cấp tin cho Yến để phá nội bộ qua trang blog “Quan làm báo” do mẹ con bà Yến làm chủ. Ông cố gắng vực dậy tinh thần cho ông em là Đặng Thành Tâm (em bà Yến) là người làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng ở Ngân hàng Phương Nam đứng vững ở ĐBQH cho đến ngày hôm nay.

Tất cả những điều trên ai cũng đều nhận thấy tâm ông không trong sáng, ông làm những việc nêu trên không nhằm mục đích chống tham nhũng mà chỉ làm rối nội bộ, có người nói ông phá đảng, phá thủ tướng, có người đặt vấn đề ông có được thế lực nào ở bên ngoài đứng sau ông không vì những bí ẩn khi ông bị Mỹ ngụy bắt và được thả ra năm 1973 đến nay vẫn chưa được kết luận.

Một vấn đề nữa, tin đưa từ nội bộ thành phố, nhất là những người sống gần ông đều nói rằng trước mặt ông rất hồ hởi, nhưng khi vắng mặt ông lại nói xấu được ngay (gọi là hay lật mặt) nên mọi người rất sợ ông cái tính đó. Họ còn nói vợ ông cũng hay đi cúng bái cho ông. Bà Thanh vợ ông đi đâu cũng một vài thầy sư đi theo để làm lễ và yểm bùa. Ông cũng có nhiều nhà (hình như là 3 chiếc có số nhà hẳn hoi nhưng ông lại nói chỉ có 51m2 nhà nước cấp... con cái ông cậu con trai học hành không đến nơi đến chốn, chơi bời trác táng, nay cũng được xếp vào cán bộ cốt cán của ngành du lịch thành phố.

Những điều trên đây đã phản lại những điều ông nói "cán bộ lãnh đạo cao phải gương mẫu", vì điều đó dư luận đều cho rằng lời nói của ông không đi đôi với việc làm.

Có thể kết luận trong gần 5 năm ông giữ chức chủ tịch nước - ông có nhiều ưu điểm, nhưng khuyến điểm của ông cũng rất nghiêm trọng, thể hiện:

1.    Tham vọng địa vị cá nhân quá lớn, dẫn đến kèn cựa, nói xấu người coi là đối trọng, gây chia rẽ, mâu thuẫn trong lãnh đạo cấp cao, đặc biệt với thủ tướng đương nhiệm.

2.    Đạo đức có nhiều khiếm khuyết, "không thật" với người - hay lật lọng.

3.    Không có tầm nhìn lớn, hay có ý kiến vặt vãnh, vụn vặt, bạ đâu chỉ đạo đấy, cấp dưới rất khó thực hiện, đặc biệt là hay ngồi nhầm chỗ người khác trong chỉ đạo công việc.

Nếu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sửa được những khuyết điểm nêu trên sẽ giúp ông trở thành người lãnh đạo được dân tin yêu. Để làm được điều đó, bản thân ông phải tự sửa, nhưng cơ quan kiểm tra của Đảng và các đồng chí của ông cũng phải vào cuộc chỉ cho ông thấy những những gì phải sửa, thì đại hội sắp tới ông mới được nhắc tới như một nhân sự "sáng giá" hay không?

Cán bộ lão thành - Ban Tổ chức Trung ương
Share on Google Plus
    Blogger Comment