“Trả lời như Chánh án Trương Hòa Bình thì tôi không cần phải chất vấn"

Trước cách trả lời lòng vòng của Chánh án Trương Hòa Bình, đại biểu Bùi Văn Xuyền bức xúc, đã đứng dậy chất vấn lại, “Trả lời như vậy tôi không thấy vai trò Chánh án ở đâu cả. Chánh án trả lời không đúng nội dung. Nếu trả lời như Chánh án Trương Hòa Bình thì có lẽ không cần phải trả lời. Cử tri bức xúc là phải 
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình bị ông Bùi Văn Xuyền nói thẳng: Chánh án trả lời như thế thì không cần phải trả lời.
Sáng 17/11, trước Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình giải trình câu hỏi của Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) vì sao việc bồi thường cho cựu giám đốc bị xét xử oan Lương Ngọc Phi kéo dài hàng chục năm vẫn chưa kết thúc. Phần trả lời của ông Trương Hòa Bình đã gây bức xúc cho các đại biểu và nhân dân.

Đặt câu hỏi cho Chánh án TAND Tối cao, Đại biểu Bùi Văn Xuyền Đại biểu Xuyền nêu rất rõ: "Vụ việc của ông Lương Ngọc Phi đã kéo dài hơn 11 năm, qua 4 phiên tòa, 6 lần thương lượng mà đến nay việc bồi thường cho người bị oan sai vẫn chưa kết thúc. Vì sao vụ án bị kéo dài? 

Sau khi xét xử nhiều lần, bản án tuyên TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường 23 tỉ nhưng nay tòa Thái Bình lại kháng cáo cho rằng họ không phải là bị đơn và không phải bồi thường.

Thời gian kéo dài là quá đủ để gây thêm nỗi đau và gia đình họ rồi. Chánh án có biện pháp gì, có cam đoan giải quyết dứt điểm vụ này trong năm 2015 theo tinh thần nghị quyết về oan sai là phải giải quyết các vụ án nổi cộm trước ĐH Đảng? 

Đại biểu cũng đề nghị Chánh án nêu nguyên nhân chậm trễ và trách nhiệm tập thể cá nhân và ai hoàn trả khoản tiền bồi thường này cho nhà nước?
Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình lại trả lời vòng lòng, dài lê thê nhằm câu giờ, không đi vào trọng tâm, ông đưa ra một mớ hỗn độn
Trong phần trả lời, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình lại trả lời vòng lòng, dài lê thê nhằm câu giờ, không đi vào trọng tâm, ông đưa ra một mớ hỗn độn rằng:

"ông Lương Ngọc Phi, nguyên là giám đốc Công ty Khai thác chế biến nông hải sản xuất nhập khẩu Hòa Bình (tỉnh Thái Bình) đã bị khởi tố, điều tra, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Trốn thuế" và "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" từ năm 1998.

Bản án sơ thẩm đã tuyên phạt ông Phi 14 năm tù giam vì tội Lạm dụng tín nhiệm, 3 năm tù giam vì tội Trốn thuế, tổng hợp hình phạt 17 năm tù. Sau đó ông Lương Ngọc Phi kháng cáo. Khi đưa ra xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã tuyên bố ông Phi không phạm tội Lạm dụng tín nhiệm và hủy một phần bản án về tội Trốn thuế để điều tra lại.

Sau khi điều tra lại, Viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ điều tra với ông Lương Ngọc Phi về hành vi Trốn thuế. Do đó, Tòa án có trách nhiệm bồi thường cho ông Phi.

Về bồi thường, có quá trình cụ thể: tháng 6/2006, ông Phi có đơn yêu cầu bồi thường. Quá trình thương lượng kéo dài mà không đạt được thỏa thuận nên ông Phi tiến hành khởi kiện. Có hai vụ kiện.

Vụ thứ nhất, ông Phi đòi bồi thường số ngày tạm giam, số ngày tại ngoại, bồi thường thu nhập thực tế đã mất, tiền thuê luật sư, thiệt hại do tổn thất sức khỏe, tiền thuốc men. Bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình đã tuyên bồi thường 660 triệu đồng.

Sau này, ông Phi tiếp tục khởi kiện, bồi thường thiệt hại do 3 cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Đơn yêu cầu là vào ngày 8/1/2013. Ông Lương Ngọc Phi yêu cầu bồi thường số tiền hơn 54 tỷ đồng. Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm vào ngày 26/8/2013 và tuyên Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình  phải bồi thường 21,4 tỷ đồng và bác các yêu cầu khác.

Sau phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình có công văn đề nghị Tòa án nhân dân tối cao thẩm định bản án sơ thẩm để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vì căn cứ bồi thường chưa đảm bảo khách quan.

Tiếp đó, Tòa án nhân dân tối cao có quyết định kháng nghị bản án nêu trên do có các sai lầm nghiêm trọng trong định giá tài sản, bồi thường thiệt hại, khi thu giữ tài sản và phát mại có số liệu chưa chính xác và một số vấn đề khác. Kháng nghị được Ủy ban thẩm phán của tỉnh Thái Bình chấp nhận, hủy bản án sơ thẩm và đưa ra xét xử lại.

Tháng 8/2015, Tòa án thành phố Thái Bình đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần hai và buộc Tòa án tỉnh Thái Bình bồi thường cho ông Phi 23 tỷ đồng. Sau khi bản án được tuyên, ông Phi lại kháng cáo nên việc giải quyết vụ án này phải tiếp tục theo trình tự phúc thẩm.

“Xin đính chính với đại biểu là oan sai từ năm 1999, nhưng quá trình giải quyết bồi thường khi có khởi kiện thì đến năm 2013 mới có, chứ không phải là quá trình bồi thường kéo dài hàng chục năm như đại biểu hỏi”.

Đến nay, theo quy định của pháp luật thì vụ án đang được giải quyết theo trình tực phúc thẩm. Biện pháp giải quyết vụ án này thì cách duy nhất là theo trình tự tố tụng.

Rồi ông Chánh án đá bóng: “Đại biểu hỏi Chánh án có cách gì giải quyết vụ án thì xin trả lời đại biểu là quyền giải quyết vụ án là ở Hội đồng xét xử phúc thẩm, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao không có quyền can thiệp. Chánh án chỉ yêu cầu xét xử đúng pháp luật. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giải quyết nhanh nhưng vẫn phải đúng pháp luật” 

Đùn đầy trong giải quyết bồi thường

Trước cách trả lời lòng vòng của Chánh án Trương Hòa Bình, đại biểu Bùi Văn Xuyền bức xúc, đã đứng dậy chất vấn lại lần hai thêm gay gắt, “Trả lời như vậy tôi không thấy vai trò Chánh án ở đâu cả. Chánh án trả lời không đúng nội dung. Nếu trả lời như Chánh án Trương Hòa Bình thì có lẽ không cần phải trả lời”.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền tại phiên chất vấn sáng 17/11.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng, "Chánh án cũng nói không đúng diễn biến của vụ việc, không có chuyện đến năm 2013 ông Lương Ngọc Phi mới khởi kiện đòi bồi thường mà từ năm 1999 đã khởi kiện. Thời điểm đó TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao không thống nhất được cơn quan nào chịu trách nhiệm bồi thường.

Cho đến kỳ họp Quốc hội khóa 10, vào năm 2004, Phó chủ tịch Quốc hội khi đó là ông Nguyễn Văn Yểu chủ trì và xác định Tòa án là cơ quan bồi thường. Lúc đó tòa án mới đứng ra làm bị đơn, mới đứng ra giải quyết bồi thường cho công dân. “Ở đây có sự đùn đẩy” – đại biểu Bùi Văn Xuyền nhấn mạnh.

“Như vậy là vụ án được đưa ra xét xử bồi thường hình sự từ 2004 chứ không phải 2013. Nếu năm 2013 tôi chất vấn làm gì?" - Ông Xuyền bức xúc

Ông Xuyền  điểm lại: “Yêu cầu đầu tiên bồi thường dân sự 18 tỉ chứ không phải hình sự. Rồi năm 2006 đòi bồi thường 35 tỉ, năm 2013 đòi 54 tỉ, năm 2015 đòi 64 tỉ. Hiện nay, tòa án tỉnh Thái Bình kháng cáo thì nguyên đơn cũng kháng cáo vì bản án không hợp lý”

Sau phiên tòa sơ thẩm lần 2, Tòa án tỉnh kháng cáo. Lúc này nguyên đơn cũng kháng cáo, vì đằng nào vụ án cũng kéo dài cũng bị kéo dài. Đến giờ phút này, nếu Tòa án tỉnh rút đơn thì nguyên đơn cũng rút đơn vì vụ án kéo dài quá sức chịu đựng công dân. Họ không mong muốn kháng cáo để kéo dài tiếp.

Đại biểu Xuyền đề nghị Chánh án Trương Hòa Bình nên kiểm tra xem xét lại, để giải quyết dứt điểm vụ án. Đã thương lượng, đánh giá, định giá hàng chục năm nay, cái gì đúng cái gì không đúng phải ra chứ. Làm sao giằng co mãi. 

“Dân lấy hai triệu đồng đã bị xử tù, nhà nước làm thiệt hại cho công dân hàng chục tỉ mà không xử được. Ai chấp nhận? Chúng ta chấp nhận được không?” - Đại biểu Bùi Văn Xuyền đặt câu hỏi.

Cuối phần chất vấn lại, ông Bùi Văn Xuyền nói thẳng: "Chánh án trả lời như thế thì không cần phải trả lời. Cử tri bức xúc là phải”.

Nguồn: Lao Động, Tuổi Trẻ
Share on Google Plus
    Blogger Comment