Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Thầy chạy

Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 11/4 về quy định xử lý trách nhiệm liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư công, ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có những phát biểu không thể chấp nhận nổi. Ấn tượng nhất là câu: “Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội”. Chưa đủ. Ông leo ra khỏi ghế đang ngồi và chui đầu vào quần chúng với lời nhấn mạnh: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Sự việc là như vầy:

Các đỉnh cao trí tuệ của đảng ta, sau khi được đảng cử dân bị ép đi bầu, ngồi vào ghế Quốc hội, tụm ba tụm bảy lại họp bàn chuyện: người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công sẽ chịu trách nhiệm và bị xử lý ra sao nếu dự án kém hiệu quả, thất thoát, làm sai...?


Trước tiên, ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lý luận theo kiểu bán cái một nửa: “quyết chủ trương đầu tư là cơ quan dân cử, quyết dự án là thủ trưởng cơ quan hành pháp.”

Sau khi tống một nửa “quyết” sang cho Chính phủ, ông Hùng tiếp tục... cắt xén bớt phần của bộ phận do ông đứng đầu trách nhiệm: “Quốc hội chỉ quyết chủ trương các công trình đặc biệt quan trọng tác động đến toàn bộ nền kinh tế (chứ không phải tất cả công trình đều đưa ra Quốc hội và hội đồng nhân dân quyết.)”

(Phiền là ông cũng không cho biết các công trình không đặc biệt, không quan trọng thì người nào quyết để có gì lôi đầu ra mà khiển nếu làm sai).

Nhưng cũng... tạm được đi; các đồng chí lãnh đạo khi đã bán cái rồi thì dân đành phải... mua thôi. Vậy cái phần còn lại - phần công trình đặc biệt quan trọng tác động đến toàn bộ nền kinh tế - tức là những quả đấm thép, những siêu dự án do quốc hội "quyết" mà nếu thất bại, thất thoát... cả nước sẽ tiêu điều - thì sao?

Dạ thưa bà con, ông Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nhấn mạnh và nhấn mạnh:

Thứ nhất: “Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật.”

Tức là (xin lỗi bà con - phiên dịch dân gian một chút): tôi muốn nhận khuyết điểm thì tôi nhận, nhận xong huề tiền, không có người nào vào đây kỷ luật tôi cả!

Thứ hai: “Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch.”

Tức là (lại xin lỗi bà con): tôi là Chủ tịch nhưng không phải là người đứng đầu (ai đứng đầu? kệ nó!). Tụi bây 500 đứa bỏ phiếu chẳng lẽ kỷ luật hết tụi bây (thì lấy ai ngồi trên đầu đám dân mà làm việc). Và không lẽ tụi bây 500 đứa bỏ phiếu lại đem cái đầu (nhưng không phải đứng đầu) của tôi ra gõ!?

Thứ ba: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai.”

Tức là (thôi không phải xin lỗi bà con nữa): ai biểu bà con bầu chúng tôi, chúng tôi quyết tức là bà con quyết. Bà con ráng mà chịu!

Dạ thưa bà con cô bác! Chuyện thường tình dưới huyện. Đến giờ này nếu ai còn ngạc nhiên với thái độ, phong cách cai trị thấp hơn lai quần của các lãnh đạo đảng ta thì xin mời lên sao hỏa mà định cư. Nhưng phải thú thật, chuyện sáng ngày 11/4/2014 và những lời phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì đến cái lai quần nếu có mặt cũng phải xấu hổ. 

Và chúng ta nghĩ sao khi cá nhân mình, vì lý do này hay lý do khác đã từng đánh dấu vào tên họ của những kẻ này trên phiếu bầu ĐBQH để bây giờ chúng vênh vang:

Quốc hội tức là dân
Dân quyết sai thì dân chịu...

Nguồn: Dân làm báo
Share on Google Plus
    Blogger Comment